[tintuc]

 GIẢI PHẪU CÁI TỰ NGÃ - tác giả GS Tâm thần học/ Phân tâm học Takeo Doi (Nhật Bản)

Takeo Doi là một tâm thần học hàng đầu của Nhật Bản, ông giữ nhiều cương vị tại các trường đại học và học viện tại Hoa Kỳ, nghiên cứu sinh tại Trường Tâm thần học Menninger và Học viện Phân tâm học San Francisco và là khoa học gia thỉnh giảng tại Học viện Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần Bethesda, Maryland. Một thời gian dài ông lãnh đạo khoa Tâm thần học tại Bệnh viện Quốc tế St Luke Tokyo.
Cũng giống như bản tiếng anh rất nổi tiếng của GS. Takeo Doi "Giải phẫu sự phụ thuộc", "Giải phẫu cái tự ngã" đề cập tới các vấn đề tâm lý của cá nhân trong sự tham chiếu với tập thể, với xã hội. Kiểu xã hội nào đã hình thành từ những cá nhân có khả năng ứng xử thường hằng qua lại giữa hai thái cực, dựa trên hai phương cách cảm nhận đồng thời và mâu thuẫn nhau?


Tokeo Doi so sánh sự chấn thương tâm lý cá nhân mà tâm lý học kinh điển phương Tây tin là kết quả của sự chia tách, với quan niệm của người Nhật cho rằng con người chỉ có thể đạt đến độ thành niên nhờ nhận biết và làm quen với sự khác biệt. Cuối cùng những tham chiếu rộng rãi với sử học và tâm lý học làm nảy sinh suy nghĩ về những ý niệm của Freud về cái vô thức.

[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]

Không hiểu vì sao màu tím quyến rũ đến thế nhỉ. Đôi khi có mấy ai hiểu được tình yêu là thế đâu,.. Có những kỷ niệm ta đã quên đi thuở nào, rồi ai cũng có lúc phải bỏ sau lưng tình cảm ấy, chỉ có một tình yêu ở lại cùng năm tháng. Đó là loài hoa biết yêu! Cái da diết của tình yêu bất tận cho biết bao giờ thành dĩ vãng.
Có lẽ ta sẽ quên đi những ngày mới bắt đầu rồi chìm đắm trong hư không vô vị, nhưng có lẽ đều tốt nhất cho những ai như thế là một sự lựa chọn chăng. Có lẽ cũng đúng thôi mà.
Ngày xưa anh đi lang thang trên từng góc núi chỉ để tìm một tình yêu như hằng mong, những tháng ngày bất tận chợt như tan biến khi anh ngã xuống vực sâu chỉ vì với tay hái nhành hoa dại của núi rừng ấy, ồ... đúng rồi cái tên rất đẹp mà giống như những ngày xưa anh chỉ nhìn em bằng ánh mắt long lanh. Thời gian trôi đi thì đừng có níu kéo, đố ai mà giữ được, tựa như: "Đố ai đếm được lá rừng, đố ai đếm được mấy từng trời cao". Hơn hai mươi năm sau, khi nghe nhắc đến cái tên nghe đẹp lạ lùng ấy, cũng là lúc những kỷ niệm ùa về trong ký ức, thiết nghĩ khi yêu tan biến như bọt bèo thì còn đâu những điều tốt đẹp chứ. Đó là chỉ nghe bạn anh kể lại, nhưng trong thư ấy vẫn có một tấm thiệp dành cho anh, vì trong nhóm đó anh là người đặc biệt, cũng chả buồn mở ra xem trong đó viết dòng chữ gì, cầm trên tay cánh thiệp hồng như tình yêu năm ấy mà anh trầm lặng đi, thôi thì chúc cho tình yêu đẹp luôn nở hoa mà.



Ngày hôm sau, có thằng bạn đến tin hay cậu nên ra gặp một người. Còn ai mà để tâm sự chứ! Rồi anh nghe một âm thanh chợt vang vọng, như tình yêu lần đầu gặp gỡ bằng ánh mắt. Không thể tả nỗi cái cảm giác bất tận ngày ấy khi anh đưa tay chỉ để với lấy một nhành hoa tím, và anh thấy hình bóng của ngày đó xuất hiện mà cứ ngỡ mình đang mơ. Cứ như chạm vào được giấc mơ ấy. Em! tình yêu của ngày xưa. 
Chỉ có tình yêu mới đưa ta đi đến những nơi bất tận!





Pha lẫn chút trắng tinh khôi.
[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]


Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức và vô thức và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hôi, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. 



Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết được gọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại riêng thành nhiều phân ngành như nhà nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học là tìm hiểu vai trò của chức năng tâm thần (mental functions) trong hành vi cá nhân hay hành vi xã hội cùng với việc khám phá những quy trình sinh thần kinh và sinh lý, là cơ sở của chức năng và hành vi nhận thức.

Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giác, nhận thức, chú ý, cảm xúc, trí tuệ, hiện tượng học, động cơ, chức năng não và nhân cách, mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con người như mối quan hệ cá nhân, bao gồm bình tâm năng, gia tâm năng và những khái niệm có liên quan khác. Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức, cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học. Nhà tâm lý học sử dụng nghiên cứu thực nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý. Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và quy nạp, một số nhà tâm lý học - nhất là các nhà tâm lý học lâm sàng và tư vấn theo chủ nghĩa triết chung (Eclecticism) hoặcchủ nghĩa diễn giải (interpretivism) - đôi khi cũng dựa vào thông diễn học và các phương pháp diễn dịch khác. Tâm lý học được miêu tả như một ngành "khoa học trung tâm", với những khám phá trong ngành có liên quan trực tiếp đến những nghiên cứu và quan điểm của những bộ môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, y học nhân văn học, và triết học.

Bên cạnh việc những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nó còn trực tiếp hỗ trợ cho việc nắm bắt và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi và hoạt động của con người. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tâm lý học có mục đích cuối cùng là mang lại ích lợi cho xã hội. Phần đông những nhà tâm lý học có liên quan đến những nhiệm vụ trị liệu, ứng dụng trong điều trị lâm sàng, nhiệm vụ  tư vấn hoặc làm việc trong trường học. Nhiều người thực hiện nghiên cứu khoa học về nhiều chủ đề có liên quan đến quy trình tâm thần hoặc hành vi, và thường làm việc trong những khoa tâm lý học trực thuộc các trường đại học, hoặc làm công tác giảng dạy và đào tạo tại các môi trường học thuật khác (như trường y hay bệnh viện). Một số làm về tâm lý học nghề nghiệp, trong các tổ chức, công ty; hoặc trong những lĩnh vực khác như tâm lý học phát triễn và lão hóa, tâm lý học trong thể thao,  tâm lý học truyền thông, tâm lý trong lĩnh vực pháp y.
(Nguồn: Wikipedia)
[/tintuc]

Nhận xét